Lần trước, bạn đã học cách giải thích のだ (んだ) giống như “これが雪なんだ.” Cách diễn đạt này được dùng để diễn tả lý do, lời giải thích, sự khám phá hay nhận xét sơ bộ. Chúng cũng được sử dụng để đặt câu hỏi. Trong bài học này, bạn sẽ học cách tạo câu nghi vấn với か và の.
Giống như trong tiếng Việt hoặc tiếng Anh, câu nghi vấn thường được chia thành hai loại. Loại thứ nhất là câu hỏi bao gồm từ để hỏi, hay còn gọi là câu hỏi mở, tức là người trả lời không bị giới hạn về cách trả lời.
Ví dụ như câu hỏi: “Bạn thích loại trái cây nào?”. Loại thứ hai là câu hỏi đúng sai, người đọc chỉ phải trả lời một cách đơn giản mà không cần suy nghĩ nhiều, ví dụ: “Bạn có thích trái cây không?”.
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về câu hỏi đúng sai.
-
Câu hỏi đơn giản với か
Đây là dạng câu hỏi với từ để hỏi đơn giản và bạn có thể sử dụng mà không cần băn khoăn nhiều.
Hãy cùng nhau xem xét những ví dụ dưới đây:(Thông thường) Danh từ và tính từ đuôi な, thay thế だ bằng ?
田中さんは大学生?
Bạn Tanaka có phải là sinh viên đại học không?犬は好き?
Bạn thích chó chứ?(Casual) Tính từ đuôi い và động từ, thêm vào sau cùng ?
大きい犬は怖い?
Bạn sợ chó lớn không?明日は勉強する?
Ngày mai có học không nhỉ?(Lịch sự) Tất cả câu thêm vào cuối か?
田中さんは大学生ですか? 犬は好きですか? 大きい犬は怖いですか? 明日は勉強しますか? Trong câu nghi vấn, từ cuối cùng luôn được phát âm với giọng cao hơn. Thực tế lại có nhiều người sử dụng nhiều dạng khác nhau tùy theo địa phương hoặc thế hệ. Tuy nhiên, giọng của câu hỏi vẩn được giữ nguyên, vì vậy bạn có thể để ý và phát hiện đó có phải là câu hỏi đúng sai hay không dựa vào âm cuối.
Bình thường
(Thông thường) 田中さんは大学生?↑ (Lịch sự) 田中さんは大学生ですか?↑ Ngoại lệ
(Địa phương) 田中さんは大学生です?↑ (Văn chương) 田中さんは大学生か?↑ -
Câu hỏi băn khoăn, nghi ngờ với の
Gốc của dạng câu hỏi này đến từ cách giải thích のだ. Mặc dù cách diễn đạt này không chính xác hoàn toàn, nhưng ý tưởng là tương tự. Đầu tiên, hãy cùng nhau xem xét vài ví dụ:
(Thông thường) Danh từ và tính từ な, thay thế だ bằng なの?
田中さんは大学生なの? |
犬が好きなの? |
(Thông thường) Tính từ い và động từ, thêm vào の ?
大きい犬が怖いの? |
明日は勉強するの? |
(Lịch sự) Tất cả thêm vào か? từ thể lịch sự のだ
田中さんは大学生なんですか? |
犬が好きなんですか? |
大きい犬が怖いんですか? |
明日は勉強するんですか? |
Trong tình huống thân mật, の trở thành ん như chúng ta đã học rằng のだ là thể rất lịch sự và thường dùng trong văn viết trong khi んだ được dùng trong văn nói nhiều hơn. Dưới đây chúng ta sẽ cùng quan sát vài câu hỏi với ん. Tất nhiên, cũng giống như câu hỏi với か, từ cuối của câu luôn được phát âm với giọng cao hơn.
Bình thường
(Thông thường) 田中さんは大学生なの?↑ |
(Lịch sự) 田中さんは大学生なんですか?↑ |
Ngoại lệ
(Địa phương) 田中さんは大学生なん?↑ |
(Địa phương) 田中さんは大学生なんです?↑ |
(Văn chương) 田中さんは大学生なのか?↑ |
Ý nghĩa: bày tỏ băn khoăn hoặc nghi ngờ, mong muốn làm sáng tỏ thông tin
Ý nghĩa の để đi tìm kiếm sự rõ ràng phải dựa trên ngữ cảnh, trong khi か không cần quan tâm tới ngữ cảnh. Trong những ví dụ dưới đây, người nói đang cố gắng làm rõ điều nghi ngờ gì đó.
田中さんは大学生(なの / なんですか)? |
Bạn Takana là sinh viên đại học phải không nè? * Nói ra khi bạn chợt nghĩ là Takana là sinh viên đại học sau khi một lúc trò chuyện. |
犬が好き(なの / なんですか)? |
Bạn thích chó đúng không nè? * Nói khi bạn thấy rằng ai đó có vẻ rất vui khi ngắm nhìn những chú chó. |
明日は勉強する(の / んですか)? |
Ngày mai là bạn sẽ học phải không nè? * Nói khi bạn thấy ai đó bỏ bê việc học ngày hôm nay. |
So sánh
Khi bạn gặp bạn của mình, bạn hỏi là “Bạn sẽ đi lễ hội cùng mình chứ?”
一緒にお祭りに(行く / 行きますか)? => Tự nhiên |
一緒にお祭りに行く(の / んですか)? => Không tự nhiên |
Câu thứ nhất là một lời mời. Tuy nhiên, câu thứ hai lại hỏi là “Bạn sẽ chắc chắn đi lễ hội với mình vào ngày mai phải không nè?” Rõ ràng là bạn không nên sử dụng khi muốn mời ai đó theo kiểu này, hãy hết sức cẩn thận nhé. Câu hỏi đơn giản với か cho phép bạn hỏi có hoặc không trong khi câu hỏi với sự nghi ngờ dùng の lại diễn đạt mong muốn làm sáng tỏ điều bạn đang băn khoăn. Thi thoảng bạn có thể bất lịch sự nếu đột nhiên hỏi theo cách này mà không đặt trong ngữ cảnh cụ thể.
Tóm tắt
Câu hỏi với か diễn đạt một câu hỏi đơn giản.
Câu hỏi với の diễn đạt sự băn khoăn, mong muốn làm rõ thông tin.
Từ cuối của câu nghi vấn sẽ được phát âm với giọng cao.
Tóm lại, ngữ cảnh chính là chìa khóa để lựa chọn một câu hỏi thích hợp. Trên thực tế, người bản ngữ sử dụng cả hai vì thế bạn cũng nên học cách sự dụng linh hoạt tùy thuộc vào ngữ cảnh. 🙂
(Dịch từ bài viết: https://www.wasabi-jpn.com/japanese-grammar/question-markers/)